Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu lót sàn được tạo ra bằng cách ép, nén bột gỗ tự nhiên theo tỷ lệ từ 80 – 85% gỗ nguyên chất. Còn lại là 10 – 15% là các chất phụ gia, chất kết dính… Từ đó tạo nên những tấm gỗ HDF bền bỉ. Sản phẩm có khả năng thay thế các loại vật liệu lót sàn truyền thống.
Nguồn gốc của vật liệu
Theo Wikipedia, nguồn gốc của loại ván sàn này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1977. Thế hệ sàn gỗ đầu tiên là HPL (High Pressure Laminate) được làm từ ván ép. Những năm sau đó, loại ván sàn này trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Cụ thể như sau:
Quá trình hình thành sàn gỗ công nghiệp
“1980 – 1988: Giai đoạn thử thách, những dạng mới cho ngành sàn gỗ công nghiệp.
1989: Cuộc cách mạng kĩ thuật đầu tiên, sàn được nén với áp suất trực tiếp.
1990 – 1995: Nhiều thiết kế trang trí hơn, những vân màu đá hữu hiệu và sáng tạo đầu tiên.
1996: Cuộc cách mạng kĩ thuật khác, sàn với hệ thống hèm khóa đầu tiên.
2000: Sàn không tiếng động, cách âm, mềm hoặc cán mỏng.
2001 – 2003: Hoàn thiện hoàn toàn, sự phát triển của công nghệ in lỗ đồng bộ.
2002 – 2004: Sự phát triển mới trọng đại, kết cấu gỗ thật, gạch có hiệu lực.
2003 – 2005: Sàn với giá trị gia tăng, bổ sung những tính năng hữu ích.
2005 – 2006: Thêm một cuộc cách mạng, sự phát triển của kĩ thuật in trực tiếp.
Từ 2006: Phổ biến những dạng mới như bản dài và bản hẹp.
2006 – 2008: Bùng nổ nhiều thiết kế sáng tạo: gồm mẫu truyền thống, công nghiệp và mới lạ.
2008 – 2013: Sản phẩm đa dạng hơn, phân phối đẩy mạnh”.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Thông thường các loại ván sàn công nghiệp sẽ được tạo nên từ 4 lớp chính như sau:
Lớp Melamine resins: Đây là lớp nằm ở vị trí trên cùng của tấm ván sàn. Nhiệm vụ chính của lớp này là chống trầy xước, chống nước, chống phai màu.
Lớp phim: Lớp phim chứa vân gỗ giúp tạo điểm nhấn cho tấm ván sàn. Và mang đến phong cách cho không gian sống, văn phòng làm việc…
Lớp cốt gỗ: Đây là một trong những lớp quan trọng của tấm ván sàn. Hiện nay có nhiều loại cốt gỗ, nhưng được ưa chuộng nhất chính là HDF (High Density Fiberboard). HDF được làm từ 80-85% bột gỗ tự nhiên. Tùy vào từng hãng sản xuất, mà mật độ cốt gỗ sẽ khác nhau. Nếu mật độ này càng cao thì độ cứng càng lớn, khả năng chịu nước càng tốt.
Lớp đế bằng nhựa tổng hợp: là lớp có vai trò ngăn ngừa độ ẩm từ nền nhà, có thể ảnh hưởng đến cốt gỗ gây hỏng hóc.
Đặc điểm sàn gỗ công nghiệp
So với các loại vật liệu khác, loại ván sàn này có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ưu điểm
Là một trong những loại vật liệu lót sàn được nhiều người tin dùng nhất hiện nay, loại ván sàn này sở hữu những ưu điểm gì mà được nhiều người tin dùng đến vậy?
Đa dạng màu sắc, họa tiết vân gỗ: Hiện nay với loại vật lót sàn này đa dạng màu sắc cũng như họa tiết vân gỗ. Do đó người dùng có thể tùy chọn theo mục đích cũng như sở thích của mình.
Mang đến không gian sống thoải mái, sang trọng: Do được làm từ 80-85% là gỗ tự nhiên, nên loại ván sàn này mang đến cho không gian sự gần gũi với thiên nhiên. Hơn nữa vật liệu này còn có độ đàn hồi tốt, trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ không may bị té ngã sẽ hạn chế va chạm mạnh. Ngoài ra khi di chuyển vào mùa đông cũng sẽ không bị lạnh chân như khi di chuyển trên sàn bằng gạch hoa hay các loại vật liệu khác.
Hạn chế tình trạng đổ mồ hôi: Vào những ngày thời tiết nồm ẩm, bề mặt sàn vẫn luôn khô ráo, mang đến sự khô thoáng cho không gian, tạo cảm giác sạch sẽ cho căn phòng.
Độ bền màu cao: Mỗi tấm ván sàn được thiết kế bề mặt đặc biệt với lớp Melamine resins. Lớp này ngoài việc tăng cường khả năng chống phai màu cho vật liệu, còn có tác dụng chống trầy xước, chống thấm hiệu quả.
Thi công nhanh chóng: Sử dụng vật liệu lót sàn này sẽ giảm thiểu thời gian thi công, bởi trọng lượng của các tấm ván sàn không quá nặng. Hơn nữa các tấm ván sàn được thiết kế hệ thống hèm khóa. Khi thi công chỉ cần lắp ghép hệ thống hèm khóa giữa các tấm ván sàn lại với nhau là được.
Hạn chế mối mọt: So với sàn gỗ tự nhiên, sàn công nghiệp có ưu điểm cao hơn đó là không bị mối mọt. Tuy nhiên tính năng này chỉ thích hợp đối với những sản phẩm cao cấp, do trong thành phần của sản phẩm được bổ sung các chất phụ gia giúp hạn chế sự tấn công của mối mọt hiệu quả.
Nhược điểm
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên vật liệu này vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm nhất định. Có thể kể đến như sau:
Khả năng chống thấm nước kém
Các tấm ván sàn bằng gỗ công nghiệp chỉ có khả năng chống thấm ở một mức nhất định nào đó. Khi lắp đặt tại những không gian có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước sẽ khiến cho kết cấu của tấm ván sàn bị phá hủy. Lúc này tấm ván sàn không còn giữ được hình dáng như ban đầu.
Với những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng khi tiếp xúc với nước dễ bị hư hại. Những loại cao cấp hơn, khả năng chống thấm cũng tốt hơn nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Độ bền thấp hơn so với sàn gỗ tự nhiên
So với loại ván sàn gỗ tự nhiên, những tấm ván sàn công nghiệp có độ bền thấp hơn. Nguyên nhân là do thành phần của vật liệu chỉ có 80-85% là bột gỗ tự nhiên, còn lại là các chất kết dính cũng như phụ gia.
Các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ván sàn công nghiệp. Tuy nhiên chủ yếu chúng được phân ra thành các loại phổ biến như sau, chủ yếu dựa vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm:
Sàn gỗ Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sản xuất sàn gỗ. Ván sàn có nguồn gốc từ quốc gia này là loại ván sàn cao cấp, có khả năng chịu nước tốt hơn so với các sản phẩm nội địa. Hơn nữa mẫu mã, kiểu dáng cũng được đánh giá cao hơn.
Sàn gỗ Nga
Những tấm ván sàn có nguồn gốc từ Nga được đánh giá cao về chất lượng, vượt qua các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của thế giới. Hơn nữa mẫu mã, kiểu dáng, tính thẩm mỹ cũng được đánh giá cao. Do đó các loại ván sàn này hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sàn gỗ Malaysia
Các tấm ván sàn của Malaysia hiện đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của quốc gia này phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Hơn nữa kiểu dáng thiết kế, họa tiết vân gỗ…thích hợp với phong cách thẩm mỹ của người Á Đông. Bởi vậy những sản phẩm của Malaysia hứa hẹn mang đến cho không gian sống của bạn sự sang trọng, đẳng cấp.
Cách sản xuất sàn gỗ công nghiệp
Với mong muốn giúp các bạn có thể hiểu hơn về loại vật liệu lót sàn này, chúng tôi thông tin đến các bạn quy trình sản xuất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Gỗ sẽ được sơ chế tách vỏ trước khi đưa vào quá trình sản xuất.
Bước 2: Gỗ sẽ được xẻ mỏng thành các thanh. Sau đó phân loại và chuyển về nhà máy để nghiền nhỏ thành bột. Bột gỗ chính là nguyên liệu được dùng để sản xuất cốt gỗ HDF hoặc MDF. Trong đó cốt gỗ HDF chắc chắn hơn, mật độ bột gỗ cao hơn so với MDF.
Bước 3: Trộn chung bột gỗ với keo, các chất phụ gia. Tiến hành ép bột gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao để định hình thành tấm gỗ HDF, MDF có độ dày giao động từ 6- 24mm. Việc ép bột gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao, vừa tạo sự chắc chắn cho tấm ván sàn sau khi hoàn thiện. Vừa có tác dụng hạn chế sự tấn công của mối mọt.
Bước 4: Ván gỗ HDF, MDF được định hình và chuyển tiếp đến nhà máy sản xuất nhằm xử lý 2 mặt, giúp chúng trở nên cứng cáo hơn, hạn chế tình trạng cong vênh khi có sự thay đổi của thời tiết.
Bước 5: Chuyển ván sàn gỗ sang dây chuyền cán phủ lớp đẻ tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bước 6: Sua khi các tấm ván được tạo vân gỗ xong, sẽ được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, nhằm tăng tính thống nhất cho tấm ván sàn.
Bước 7: Các thanh gỗ sẽ được cắt theo quy cách tiêu chuẩn. Đồng thời được soi mộng 4 cạnh để tạo hèm khóa cho ván sàn. Hiện nay mộng kép là loại mộng chủ yếu được dùng để soi mộng cho tấm ván sàn. Đây cũng là loại mộng hiện đại nhất hiện nay, giúp quá trình lắp đặt, thi công diễn ra thuận lợi.
Bước 8: Kiểm tra, thẩm định chất lượng tấm ván sàn sau khi hoàn thiện.
Có nên sử dụng sàn gỗ công nghiệp?
Ở những phần nội dung trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về ưu điểm của loại ván sàn này. Chúng ta đều nhận thấy rằng, đây là vật liệu lót sàn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu khác. Chính vì vậy nó được sử dụng để lắp đặt cho nhiều công trình xây dựng. Tuy nhiên việc nên hay không nên sử dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào không gian dự kiến lắp đặt của mỗi người:
– Nếu bạn có dự định thi công lót sàn cho nhà tắm hay nhà vệ sinh, loại ván sàn này không thực sự phù hợp. Bởi khả năng kháng nước của nó không tốt. Thay vào đó các bạn có thể sử dụng sàn nhựa giả gỗ hèm khóa, vừa mang vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, vừa có khả năng kháng nước tốt.
– Những không gian như: phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn…các bạn có thể sử dụng loại vật liệu này.
Ứng dụng của sàn gỗ công nghiệp
Do sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt, hơn nữa tính thẩm mỹ cũng được đánh giá cao, nên loại ván sàn này có thể sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Dưới đây là một số không gian điển hình:
Lót sàn nhà: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ…Không nên lót sàn nhà tắm hay những nơi có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước.
Ốp tường, lamri: Sàn gỗ công nghiệp còn được ứng dụng trong ốp tường để trang trí, nhằm tạo điểm nhấn cho không gian.
Ốp trần: Khi sử dụng ốp tường sẽ giúp tăng khả năng chống nóng, hơn nữa còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Lót bậc cầu thang: Loại ván sàn này có khả năng chống trơn trượt hiệu quả, do đó sử dụng để lót cầu thang sẽ hạn chế tình trạng trơn trượt. Điều này cực kỳ cần thiết đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Thi công sàn gỗ công nghiệp
Công trình có bền bỉ và đẹp hay không, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thi công. Dưới đây là quy trình thi công chính khi sử dụng loại vật liệu này:
– Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bằng phẳng.
– Bước 2: Thi công
Chọn hướng lát theo chiều dài của căn phòng, theo chiều ánh sáng.
Tiến hành lót hàng đầu tiên từ góc tường, dọc theo chiều dài. Hèm dương của tấm ván sàn hướng vào chân tường, hèm âm quay ra ngoài. Sử dụng cục kê để tạo khoảng hở ở giữa sàn và tường nhà. Khoảng cách khoảng 1cm.
Ghép các tấm ván sàn so le nhau. Đưa cạnh dương của tấm ván sàn vào cạnh âm của tấm ván đã lats. Dùng búa cao su để nêm gỗ đóng vào.
Tiến hành đóng phào chân tường, nẹp.
Yêu cầu: Công trình sau khi hoàn thiện cần khít mạch, không bị hở, đi lại êm ái. Phào vuông vắn.
TOP 06 Thương Hiệu Sàn Gỗ Công Nghiệp Được Lựa Chọn Nhiều
Trên thị trường sàn gỗ đang trở nên sôi động với sự xuất hiện của hàng chục thương hiệu sàn gỗ Việt Nam và các Thương hiệu nhập khẩu với hàng trăm mẫu ván lát sàn công nghiệp khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn thương hiệu nào có uy tín, đừng lo lắng quá. Dưới đây, Ferino xin giới thiệu Top 6 thương hiệu sàn gỗ công nghiệp Việt Nam tốt nhất năm 2024 để bạn có thêm lựa chọn. .
1. Sàn gỗ Camsan
Sàn gỗ Camsan mang đậm dấu ấn của sự chất lượng và đẳng cấp. Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp sàn gỗ, Camsan tự hào với sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế tinh tế và hiệu suất vượt trội.
Với các sản phẩm trong bộ sưu tập, Camsan không chỉ đem đến vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng của gỗ tự nhiên mà còn nâng cao không gian sống của bạn lên một tầm cao mới. Sản phẩm của Camsan được sản xuất với công nghệ tiên tiến và nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định và độ bền vượt trội.
Dòng sản phẩm của Camsan không chỉ đa dạng về màu sắc và hoa văn, mà còn mang đến sự lựa chọn phong phú cho mọi không gian, từ nhà ở đến văn phòng, từ căn hộ đến khu thương mại. Đặc biệt, với các tiêu chuẩn chất lượng cao như AC3, AC4, B1, TUV và đạt chuẩn E1 về an toàn sức khỏe và môi trường, sàn gỗ Camsan đảm bảo an toàn và tin cậy cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt sàn gỗ Camsan cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ vào hệ thống khóa tiện lợi. Với sự cam kết bảo hành lên đến 10 năm, Camsan không chỉ là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống của bạn mà còn là sự đầu tư vào tương lai.
2. Sàn gỗ CharmWood
Sàn gỗ CharmWood là biểu tượng của sự tinh tế và đẳng cấp trong ngành công nghiệp sàn gỗ. Với sứ mệnh mang đến không gian sống đẳng cấp và sang trọng cho mọi người, CharmWood tự hào với những sản phẩm sàn gỗ vượt trội về chất lượng và thiết kế.
Với sự tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển, CharmWood không ngừng sáng tạo và đổi mới để mang đến những sản phẩm sàn gỗ tiên tiến nhất. Mỗi tấm sàn gỗ CharmWood không chỉ là một sản phẩm, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và công nghệ sản xuất hiện đại.
Với đa dạng về màu sắc, hoa văn và kích thước, sàn gỗ CharmWood phù hợp với mọi không gian sống và phong cách trang trí. Từ không gian hiện đại đến cổ điển, từ căn hộ nhỏ đến biệt thự sang trọng, CharmWood luôn mang đến sự lựa chọn hoàn hảo cho người tiêu dùng.
Không chỉ là một sản phẩm sàn gỗ, CharmWood còn là biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp và sự tự tin. Hãy khám phá ngay sự đẳng cấp và sự sang trọng của CharmWood để biến mọi không gian sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
3. Sàn gỗ Glotex
Glotex là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm sự kết hợp giữa tinh tế và hiện đại trong không gian sống của mình. Với cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng và đa dạng, Glotex là biểu tượng của sự sáng tạo và tiện ích.
Với một loạt các mẫu mã độc đáo và đa dạng về hoa văn và màu sắc, sàn gỗ Glotex không chỉ là một phần của không gian sống, mà còn là điểm nhấn tạo nên phong cách riêng biệt cho ngôi nhà của bạn. Sự chăm sóc kỹ lưỡng từ việc chọn nguyên liệu đến quy trình sản xuất đảm bảo rằng mỗi tấm sàn Glotex đều mang đến chất lượng và độ bền cao nhất.
Xem thêm Tìm hiểu vỉ gỗ nhựa Composite lót sàn ngoài trời, ban công, sân vườn
Không chỉ là một sản phẩm, Glotex còn là biểu tượng của phong cách sống hiện đại và tiện nghi. Sự linh hoạt và dễ dàng lắp đặt của sản phẩm cũng là một trong những yếu tố khiến Glotex trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường.
Hãy để Glotex trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc tạo nên không gian sống hoàn hảo và đầy phong cách của bạn.
4. Sàn gỗ Fortune
Sàn gỗ Fortune là lựa chọn đáng giá với chất lượng vượt trội và chi phí hợp lý so với các dòng hàng cao cấp nhập khẩu từ các quốc gia như Malaysia, Thái Lan và Châu Âu. Sản phẩm này được sản xuất trên dây truyền công nghệ hàng đầu của Đức, với một quy trình sản xuất khép kín và hiện đại nhất thế giới, đảm bảo tính tinh tế và chân thực của gam màu và kiểu vân gỗ.
Ván sàn gỗ công nghiệp Fortune có cấu tạo lớp cốt HDF được sản xuất 100% tại Malaysia, thuộc nhóm sản phẩm cao cấp, phù hợp với không gian kiến trúc của người Việt. Đặc biệt, thiết kế 100% cạnh hèm V với công nghệ hèm khóa Uni-Click/interlock mang lại sự chính xác trong các mối liên kết và độ bền cao hơn, đồng thời không hở mạch trong quá trình sử dụng lâu dài.
Sản phẩm được làm từ cây gỗ rừng nhiệt đới có tuổi thọ cao, được sơ chế loại bỏ tạp gỗ và vỏ cây, chế biến thành bột gỗ màu trắng vàng. Điều này là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường. Những thử nghiệm khoa học đã chứng minh sàn gỗ Fortune có chỉ số an toàn cao, với hàm lượng keo thấp và đạt tiêu chuẩn khí thải Formaldehyde thấp đạt tiêu chuẩn E1 và B1 Châu Âu. Khả năng chịu nước của Fortune cũng khá tốt, gần tương đương với các thương hiệu nổi tiếng từ Malaysia hay Thái Lan.
5. Sàn gỗ Kronopol
Sàn gỗ Kronopol, một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sàn gỗ và đồ nội thất, đã được thành lập tại Ba Lan vào năm 1994. Với hơn 75 quốc gia và gần 30 năm kinh nghiệm, Kronopol là sự lựa chọn tin cậy cho các công trình từ gia đình đến các khu căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại. Sản phẩm của Kronopol đạt các chứng nhận quốc tế về an toàn và chất lượng, đảm bảo tính chắc chắn, chịu nước và chịu va đập tốt. Với đa dạng các dòng sản phẩm như Aqua Zero, Aqua Movie, Aqua Fiori và nhiều hơn nữa, Kronopol mang đến sự đa dạng về màu sắc, vân gỗ và độ dày, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
6. Sàn gỗ Dongwha Floor
Dongwha Floor, dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc, đã khẳng định vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. Với công nghệ tiên tiến như Nano Silver và lớp phủ Bio-ceramic, kết hợp với lõi HDF thân thiện với môi trường, Dongwha Floor mang lại hiệu suất vượt trội và khả năng chống nước tuyệt đối. Đặc biệt, hệ thống uniclick giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với những tính năng ưu việt này, Dongwha Floor tự tin chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu khác.
Lưu ý khi sử dụng
Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn cần nắm được khi sử dụng loại ván sàn này:
Nên lau sàn với tần suất 1 lần/tuần. Chú ý vắt kiệt nước. Do sàn có khả năng chống bám bụi, nên những ngày còn lại chỉ cần dùng chổi hay máy hút bụi để vệ sinh là đủ.
Khi kê các đồ dùng nội thất trên sàn, cần có tấm lót để tránh trầy xước sàn.
Hạn chế để sàn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nước mưa.
Hạn chế sử dụng các loại hóa chất mạnh để vệ sinh sàn.
Báo giá sàn gỗ công nghiệp
Việc báo giá sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: loại ván sàn, độ dày, kích thước… Tuy nhiên nhìn chung giá sản phẩm của các loại thường dao động trong ngưỡng từ:
Sàn gỗ công nghiệp nguồn gốc Châu Âu: 430.000 – 910.000đ/m2
Sàn gỗ công nghiệp nguồn gốc Malaysia: 325.000 – 610.000đ/m2
Sàn gỗ công nghiệp nguồn gốc Thái Lan: 230.000 – 360.000đ/m2
Sàn gỗ công nghiệp sản xuất tại Việt Nam: 200.000 – 450.000đ/m2
Lưu ý: Đây chỉ là giá tham khảo, giá có thể khác nhau tùy thời điểm. XEM BÁO GIÁ MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Địa chỉ bán vật liệu lót sàn uy tín trên thị trường
Ferino là thương hiệu cung cấp ván sàn gỗ công nghiệp giá rẻ uy tín hàng đầu hiện nay. Sản phẩm do chúng tôi cung cấp luôn được đánh giá cao về chất lượng, giá thành. Hơn nữa còn đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng nên đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng.